Cuốn sách do Nhà xuất bản Trẻ phát hành, gồm 3 phần: Vấn đề (Sự phá sản tâm linh); Giải pháp (Quá trình hồi phục và khai mở) và Thức tỉnh tâm linh (Quá trình khám phá).
Tác phẩm phân tích nguyên nhân, biểu hiện và ví dụ tiêu biểu cho nỗi hổ thẹn độc hại, đồng thời vạch ra một quá trình để hồi phục, chuyển đổi hổ thẹn độc hại thành lành mạnh để có được sự cân bằng trong tinh thần.
Bìa sách "Hiểu để chữa lành" (Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ).
Kết hợp căn cứ khoa học với câu chuyện của những trường hợp cụ thể, tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau và có cái nhìn phân tích bén nhọn về xã hội cùng tâm lý, đây là cuốn sách về tâm lý học ứng dụng hữu ích, giúp con người hiểu về một phần cố hữu trong nội tâm mình.
Sách cũng sử dụng nhiều bảng biểu để minh họa cho lý thuyết và cung cấp nhiều kỹ thuật điều chỉnh tâm lý đã được nghiệm chứng, là nguồn tư liệu quý giá cho những người đang tìm hiểu hay nghiên cứu về tâm lý (sinh viên tâm lý, nhà trị liệu, tư vấn viên,...).
Thế nào là hổ thẹn lành mạnh và độc hại?
Đầu tiên, tác giả đưa ra định nghĩa về hổ thẹn, chỉ ra nó là một cảm xúc vốn có trong mỗi người, cần thiết với sự hình thành và phát triển của nhân tính.
"Hổ thẹn là cảm xúc cho phép chúng ta trở thành con người. Sự hổ thẹn cho chúng ta biết giới hạn của chính mình, giữ chúng ta trong ranh giới con người, cho chúng ta biết mình có thể và sẽ mắc sai lầm và hiểu rằng chúng ta cần giúp đỡ", trích nội dung sách.
Một khi nỗi hổ thẹn chuyển thành căn tính, nó sẽ trở nên độc hại. Nỗi hổ thẹn độc hại thì không thể chịu đựng được và luôn cần một vỏ bọc, đó là cái tôi giả dối.
Quá trình hình thành cái tôi giả dối được gọi là "sự ám sát tâm hồn", con người cố gắng trở nên hơn người hoặc kém người.
Nỗi hổ thẹn độc hại là hình thức bạo lực nội tại lớn nhất được biết tới, hủy hoại cuộc sống con người, là cốt lõi của hầu hết các căn bệnh cảm xúc.
Một số trạng thái bộc lộ ra bên ngoài là sự đố kỵ, ý muốn theo đuổi quyền lực, cơn thịnh nộ, thái độ ngạo mạn, chủ nghĩa phán xét. Thậm chí, chính việc cố gắng giúp đỡ và làm hài lòng người khác cũng phần nào cho thấy bạn đang ôm nỗi hổ thẹn trong lòng.
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, nỗi hổ thẹn độc hại gây ra các chứng nghiện ngập (nghiện các chất kích thích, nghiện cảm xúc…), rối loạn (rối loạn ăn uống...) và có thể dẫn đến các hành vi phạm tội.
Hổ thẹn là cảm xúc bình thường của con người (Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ).
Nguyên nhân của nỗi hổ thẹn độc hại
John Bradshaw truy ra nguồn gốc của nỗi hổ thẹn độc hại trong các hệ thống: gia đình, học đường, tôn giáo, văn hóa.
Trong đó, gia đình có ảnh hưởng mấu chốt tới sự hình thành và phát triển của nỗi hổ thẹn trong mỗi cá nhân, vì nỗi hổ thẹn độc hại chủ yếu được nuôi dưỡng từ các mối quan hệ quan trọng. Hổ thẹn độc hại có tính đa thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác.
Trong các gia đình rối loạn chức năng, đứa trẻ sẽ thường xuyên đối mặt với sự hỗn loạn, bị áp đặt hoặc bị bỏ mặc. Các thành viên không được bày tỏ các nhu cầu của mình, chỉ khư khư lo cho bản thân, không dám mở lòng, không thể trông cậy vào ai.
Môi trường đó sẽ gây cho trẻ chấn thương từ sự bỏ rơi, các hình thức lạm dụng (lạm dụng tình dục) hoặc bạo hành (bạo hành thể xác, bạo hành cảm xúc). Tất cả sẽ đẩy người trong gia đình vào vòng xoáy hổ thẹn nội tâm, chìm đắm trong nỗi hổ thẹn.
Cách thoát khỏi nỗi hổ thẹn độc hại
Vì nỗi hổ thẹn độc hại đưa con người vào trạng thái cô đơn tột độ, nên để được chữa lành, chúng ta phải thoát khỏi sự cô lập.
Cách tốt nhất để làm được điều này là tìm cho mình một mạng lưới xã hội gần gũi sâu sắc và không làm mình hổ thẹn. Vì nỗi hổ thẹn độc hại đến từ các mối quan hệ cá nhân, công cuộc chữa lành cũng cần đến những mối quan hệ cá nhân.
Yêu thương và được yêu thương là nhu cầu cơ bản của con người, chỉ khi nhu cầu cơ bản này được lấp đầy, con người mới có thể là con người toàn vẹn. Con người phải từ bỏ cái tôi giả dối và tìm thấy con người thật đang bị giấu trong bóng tối nội tâm.
Tác giả John Bradshaw (Ảnh: New York Times).
Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu một chương trình 12 bước để chuyển đổi hổ thẹn độc hại thành hổ thẹn lành mạnh.
12 bước này sẽ giúp độc giả chấp nhận thực tế, thừa nhận hạn chế của mình, chịu trách nhiệm và sửa chữa những khiếm khuyết cá nhân, khắc phục mối quan hệ với người khác.
Đây là phương pháp giúp bạn từng chút một chữa lành mối quan hệ với nguồn sống, với chính mình, với người khác, rồi tiếp tục duy trì trong tương lai.
John Bradshaw còn đề xuất các bài tập và bài thiền để con người hòa giải phần bóng tối và phần ánh sáng với nhau, giải phóng năng lượng bị kìm hãm.
Đồng thời, con người cũng cần đối mặt và thay đổi tiếng nói độc hại bên trong. Tác giả cung cấp phương pháp 4 bước để ngăn chặn ý nghĩ hổ thẹn ám ảnh và kỹ thuật để xóa bỏ những suy diễn bắt nguồn từ hổ thẹn.
John Bradshaw (1933 - 2016) là tác giả của nhiều tựa sách bán chạy: Bradshaw: Nói về gia đình, Trở về nhà, Hồi sinh và hỗ trợ đứa trẻ bên trong, Tạo ra tình yêu, Bí mật gia đìnhvà năm series truyền hình PBS được đề cử giải Emmy.
Được biết đến như "cha đẻ của phong trào self-help", ông là khách mời thường xuyên của Oprah, CNN, MSNBC và rất nhiều mạng lưới tin tức trong suốt sự nghiệp.
John được các nhà tâm lý học bầu chọn là một trong một trăm tác giả về sức khỏe cảm xúc quan trọng nhất của thế kỷ 20.
" alt=""/>Hiểu để "chữa lành": Đánh bại hổ thẹn độc hạiTheo ông Hiếu điều này gây áp lực, căng thẳng cho học sinh khi đến trường cũng như không mang lại kết quả trong học tập. Yêu cầu này nhận được không ít sự đồng tình.
“Ngày xưa, mỗi lần cô giáo giở sổ rà cây bút để gọi tên học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ, tôi lại thấy lo lắng, áp lực đến đau bụng”, chị Minh Hải (sinh năm 1989, Hà Nội) nhớ lại.
Mỗi lần như thế, chị thường tìm cách cúi rạp xuống bàn hoặc ẩn sau lưng bạn để cô giáo không nhìn thấy mình. Với thế hệ 8X như chị, ám ảnh nhất là khi không thuộc bài, bị cô giáo ghi vào sổ. Thậm chí, có những bạn vừa không thuộc bài lại không ghi chép bài học tiết trước còn bị bắt quỳ cạnh bảng, cuối tuần sinh hoạt lớp sẽ bị “bêu tên”.
“Thời đi học, tôi cực khổ vì chuyện học hành. Môn học này chưa qua, tâm lý lại lo sợ cho đầu môn học khác. Mỗi lần kiểm tra bài cũ không ai dám nhìn thẳng vào thầy cô. Mặt người nào người nấy lấm lét kiểu gì cũng bị gọi lên bảng trả bài".
Thuộc diện học khá trong lớp nhưng mỗi lần vào đầu các tiết, nhất là môn Lịch sử, chỉ cần cô giáo nhìn qua chị Hải đã thấy sợ. “Có lần cô gọi lên bảng kiểm tra bài cũ, rõ ràng ở nhà mình đã học thuộc, nhưng đứng trước lớp tôi vẫn run cầm cập không nhớ được gì. Song đến khi xin cô cho viết lên bảng, tôi lại viết đủ từng chữ”, chị Hải kể.
Theo chị Hải, việc kiểm tra bài cũ không sai, nhưng hình thức kiểm tra miệng như vậy khiến người học cảm thấy áp lực. Thói quen học tập trong quá khứ cũng khiến nhiều người dù đi làm vẫn rụt rè không dám phát biểu quan điểm của bản thân vì sợ sai.
Giống như chị Hải, anh Đức Hiếu (sinh năm 1990, Thái Bình) cũng ám ảnh mỗi khi nhớ về những lần kiểm tra bài cũ. “Sợ nhất là ánh mắt cô giáo liếc về phía mình hoặc chỉ cần đọc họ, tên đệm đã thấy “rớt tim ra ngoài”. Lớp tôi có mấy người cùng họ và tên đệm. Chỉ đến khi cô đọc qua tên khác mới dám thở phào nhẹ nhõm”, anh Hiếu nhớ lại.
Lên lớp 8, khi đã hiểu cách thức giáo viên kiểm tra bài cũ, anh tìm ra “mánh khóe” để trốn việc hỏi bài. Ngay từ đầu kỳ, khi lượng kiến thức còn ít và dễ, anh thường tranh thủ xung phong được kiểm tra bài cũ trước.
Nhờ vậy, điểm bao giờ cũng cao và khiến giáo viên ấn tượng, nhớ mặt. Những tiết sau vì đã có điểm miệng nên anh không còn thấy lo sợ nữa. Trong trường hợp rà theo danh sách, chẳng may bị gọi lại, khi giáo viên nhìn thấy mặt quen cũng sẽ bỏ qua để gọi người khác.
Cũng có những hôm khác chưa kịp học bài cũ, anh thường tìm lý do làm các công việc giúp lớp như đi giặt giẻ lau bảng, đi bê ghế vào phòng hội đồng… để trốn ra ngoài chờ qua 5 - 10 phút đầu tiết.
Giờ đây khi nhớ lại, anh Hiếu thấy việc kiểm tra bài cũ “vừa vô tác dụng lại gây hại nhiều hơn có lợi”.
“Điều này gây ra căng thẳng và áp lực cho học sinh. Thậm chí nó còn vô dụng vì có những em học thật thuộc bài một hôm, sau đó xung phong lên lấy điểm 9 – 10 rồi ung dung không cần học những buổi sau vì mình đã có điểm. Việc trả bài như vậy cũng không còn ý nghĩa là tạo động lực học hành”.
“Bài cũ nên hỏi, nhưng cần thực hiện theo cách khác”
‘Sổ Nam Tào” là cách chị Ngô Như Ngọc (sinh năm 1987, Hà Nội) gọi tên khi nhắc tới cuốn sổ điểm của giáo viên nhiều năm về trước. Dù giờ đây, khi cũng trở thành cô giáo đứng trên bục giảng, chị Ngọc vẫn ám ảnh với những lần kiểm tra bài cũ.
“Cô giáo mở “sổ Nam Tào”, rà từ trên đến đoạn giữa vần "N" là tim tôi đập loạn xạ. Đến khi cô tiếp tục rà từ dưới lên rồi chấm một phát, cả bọn tiếp tục run cầm cập. Chỉ khi nào cô gấp sổ dạy bài mới, cả lớp mới thở phào nhẹ nhõm”.
Luôn là học sinh giỏi top đầu của lớp nhưng với chị Ngọc, hôm nào chẳng may nhớ nhầm thời khóa biểu, đúng vào môn chưa học bài là lại lo lắng bị cô giáo gọi lên bảng. Vì ám ảnh, đến khi lấy chồng sinh con, chị nhất quyết không đặt tên con có chữ “A” ở đầu danh sách.
Đến khi đi dạy, chị Ngọc nhận thấy việc gọi 2 – 3 học sinh lên trả bài nhưng không thuộc vừa mất thời gian lại khiến thầy cô thêm ức chế. Học sinh cũng sẽ ngại ngùng với bạn, sau đó hình thành tư tưởng học vẹt, học đối phó. Vì thế, chị Ngọc luôn trăn trở làm thế nào để không cần kiểm tra bài cũ vẫn khiến học trò nhớ bài.
“Tôi đã thử thay thế bằng các hoạt động ôn tập khác như chuyển sang thảo luận đầu giờ nhằm giúp học sinh mở rộng và suy luận vấn đề. Nhưng tôi cũng phải chấp nhận thực tế có thể rơi rụng những học sinh lười học, kém ý thức”.
Bản thân chị cũng nhận thấy, cái khó của giáo viên là phải tạo áp lực vừa đủ để học sinh tự học, nhưng vẫn phải tạo sự gần gũi, vui vẻ để tăng sự hứng thú, thu hút tập trung, từ đó sẽ tạo hiệu quả một cách tự nhiên.
“Hiện tại, tôi đang áp dụng cách cho cả lớp cùng tham gia trò chơi trả lời quiz với khoảng 5 – 7 câu hỏi vào đầu giờ và có thưởng. Cách làm này khá hiệu quả khi giúp học sinh vừa nhớ bài cũ, lại khiến không khí đầu buổi học thêm sôi nổi.
Tôi nghĩ rằng, “giáo dụclà thắp lửa chứ không phải đổ đầy”, do đó phải kích thích được sự tìm tòi, hứng thú khi học, từ đó các em tự khắc sẽ học thay vì bị ép buộc, gây căng thẳng".
Đón đầu xu hướng mới
Thị trường bất động sản TP.HCM gần đây xôn xao dự án căn hộ cao cấp tại khu Tây, công bố mức giá chỉ từ 880 triệu/căn. Không chỉ gây ngạc nhiên bởi mức giá mà Saigonhomes cũng được coi như biểu tượng mới ở phân khúc cao cấp của khu vực với nhiều tiện ích như: Siêu thị Coopmart; Nhà sách Fahasha; Trung tâm thương mại; Café sân thượng; Hồ bơi; Khu BBQ; Nhà trẻ song ngữ Vietish; 2 hầm để xe rộng hơn 8.000 m2…
Bên cạnh đó, dự án còn được hoàn thiện với danh mục hàng loạt trang thiết bị của các hãng nổi tiếng như: Thang máy Kone; Khoá cửa từ thông minh PHGlock; Khoá cửa phòng Hafele; Trang thiết bị vệ sinh Toto; Sàn nhà lát gỗ công nghiệp nhập khẩu Malayfloor; Cửa đi American Doors… Không ngạc nhiên khi chưa đầy 1 tháng giới thiệu ra thị trường, gần như toàn bộ rổ hàng giai đoạn 1 đã được đặt mua ưu tiên 1, thậm chí ưu tiên 2 - 3.
Căn hộ cao cấp đang phát triển mạnh ra vùng ven
Xu hướng đầu tư theo chuẩn cao cấp, với mức giá căn hộ trên dưới 1 tỷ, không chỉ riêng Saigonhomes mà đang thành trào lưu ở nhiều khu vực. Trong đó, có thể kể đến Calla Garden (Nam Sài Gòn), Roxana Plaza (Bắc Sài Gòn)… Điểm chung của những dự án này là tiện ích đồng bộ, bàn giao hoàn thiện với nhiều thương hiệu cao cấp, không thua kém những dự án ở trung tâm.
Trước đó, Him Lam Land là đại gia đã tiên phong đầu tư căn hộ cao cấp vùng ven, sau khi thành công với nhiều dự án cao cấp ở trung tâm. Các dự án Him Lam Phú Đông (Bắc Sài Gòn), Him Lam Phú An (Q.9) đều được trang bị tiện ích đồng bộ, trang thiết bị cao cấp tương đương Him Lam Riverside (Q.7) nhưng mức giá giảm khoảng 10 triệu/m2, nhờ quỹ đất vùng ven rẻ hơn.
Với diện tích căn hộ vừa phải, mức giá ban đầu khoảng 1 - 1,5 tỷ/căn, chiến lược tấn công ra vùng ven của Him Lam Land tiếp tục ghi nhận thành công với thanh khoản tốt và biên độ tăng giá các dự án trên dưới 20%, trong vòng chưa đầy 1 năm.
Cạnh tranh bằng giá trị thật
Bà Trần Thị Cẩm Tú, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Eximrs, cho rằng, các dự án cao cấp với mức giá vừa phải, đang lan rộng ra những khu vùng ven. Đích ngắm của những dự án này thường là những người trẻ, có thu nhập ổn định, muốn tận hưởng cuộc sống tiện nghi. Lý do họ mua căn hộ có thể vì quen sống ở khu vực này hoặc chưa đủ tích lũy để mua căn hộ cao cấp ngay trung tâm.
Mặc dù tiềm năng thị trường còn rất lớn, tuy nhiên, ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Công ty Địa ốc Trường Phát, cho rằng, với dòng căn hộ cao cấp giá 1 - 1,5 tỷ, chủ đầu tư phải có lợi thế nhất định về quỹ đất, có tầm nhìn dài hạn và chấp nhận biên độ lợi nhuận thấp để chia sẻ với khách hàng hạn chế về tài chính. Mặt khác, chủ đầu tư phải cho thấy uy tín, chuyên nghiệp ngay từ đầu, khi đưa ra thông điệp cao cấp ở mức giá mềm.
Công khai các đối tác đã ký kết là yếu tố mới mang lại lòng tin cho khách hàng
Nhận định của ông Dũng cũng là thực tế với những dự án đã tạo được sức hút thời gian qua. Với Him Lam Land, đây là thương hiệu uy tín, gắn liền với nhiều dự án cao cấp từ trước nên không khó khăn để tạo niềm tin cho khách hàng.
Hay như dự án Saigonhomes, không chỉ công bố danh mục trang thiết bị bàn giao của các hãng nổi tiếng, chủ đầu tư còn lựa chọn chi tiết đến từng mã sản phẩm và công bố chứng nhận hợp tác với từng nhà cung cấp chính hãng. Điều này đảm bảo nhà thật bàn giao sẽ giống như nhà mẫu, không có chuyện đổi sản phẩm “tương đương” như một số dự án khác trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Tấn Hoàng, Giám đốc Phú Hoàng Land, hiện không có nhiều doanh nghiệp dám phát triển dự án cao cấp ở những khu vùng ven. Trong khi nhu cầu căn hộ từ bình dân đến cao cấp ở mỗi khu vực là có thực. Đây là cơ hội cho những nhà đầu tư nhanh nhạy. Tuy nhiên, nếu thiếu định vị rõ ràng cũng như lợi thế cạnh tranh về cơ cấu giá thành căn hộ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong bài toán tiêu thụ.
Quốc Đại
" alt=""/>Căn hộ cao cấp đổ bộ ra vùng ven